Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội - Kết nối tri thức
Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
A. Lý
thuyết Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã
hội
Hoạt động 1. Thiết bị nào là thiết bị thông minh?
1. Thiết bị thông minh
a)
Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin
- Thiết bị thông minh là
các thiết bị điện tử có thể hoạt động một cách tự chủ trong một mức độ nhất
định nhờ các phần mềm điều khiển được cài đặt sẵn.
- Chúng có khả năng tương tác với các thiết bị khác một cách tự
động qua mạng không dây như Bluetooth, wifi, … để tiếp nhận, xử lí và truyền dữ
liệu.
- Thiết bị thông minh: camera kết nối internet (Hình 2.1), điện thoại thông minh (Hình 2.1), máy tính bảng, …
b) Vai
trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cách mạng công nghiệp lần thứ
tư
- Vai trò của thiết bị thông minh trong cuộc cách mạng 4.0 thể hiện ở chỗ chủ: Thiết bị thông minh là thành phần chủ chốt
trong hệ thống IoT – một nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghệ 4.0
- IoT là việc kết nối các thiết bị thông minh nhằm thu thập và
xử lí thông tin một cách tự động, tức thời trên diện rộng như các ứng
dụng giám sát giao thông, cảnh báo thiên tai, …
*. Câu hỏi và bài tập củng cố
*1. Trong các thiết bị: Cân điện tử, đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth, máy tính cầm tay. Đâu là thiết bị thông minh. Vì sao?
*2. Những thiết bị đã nêu trên trong bài, nhà em có những thiết bị nào?
Trả lời: *1. Cân điện tử, Đồng hồ là thiết bị thông minh.
* Giải thích: vì chúng có thể hoạt động tự chủ không cần sự can thiệp của con người, tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
*2. Tivi thông minh, điện thoại thông minh, camera an ninh; robot quét nhà, thiết bị bay điều khiển để chụp ảnh,quay phim từ trên cao khóa cửa thông minh có thể mở bằng nhiều kiểu giao tiếp như sóng Radio, nhận dạng mặt người hay mở từ xa qua Internet.
2. Các thành tựu của tin học
Các thành tựu của tin học
cần được nhìn nhận trên hai phương diện:
- Các thành tựu về ứng
dụng.
- Các thành tựu liên
quan đến sự phát triển của chính ngành Tin học.
a) Đóng
góp của tin học với xã hội
Tin học được ứng dụng
trong mọi lĩnh vực. Cụ thể:
- Quản lí: quản lí học
sinh, sinh viên, tài khoản ngân hàng, kế toán, sản xuất, …
- Tự động hóa: Các thiết
bị thông minh có thể thực hiện nhiều công việc thay cho con người, nổi bật là
robot.
- Giải quyết các bài toán khoa học kĩ thuật: với khả năng tính
toán nhanh chóng, chính xác, máy tính có thể hỗ trợ cho công việc tính toán, mô
phỏng, kiểm nghiệm, giải mã gen, …
- Thay
đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề: nhiều công việc có thể được thực
hiện trực tuyến như mua hàng, dạy học, ... nhiều ngành nghề thay đổi hoàn toàn công nghệ
như công nghệ in, chụp ảnh, …
- Giao tiếp cộng đồng:
Trao đổi thông tin nhanh chóng qua các ứng dụng thư điện tử, các trang web, các
mạng xã hội như Facebook, Zalo, …
b) Một
số thành tựu phát triển của Tin học
- Sự
phát triển mạnh mẽ của các hệ thống phần cứng, các thiết bị số cùng các phần
mềm hệ thống, phần mềm công cụ, phần mềm ứng dụng, các hệ quản trị cơ sở dữ
liệu, … và sự phát triển mang tính bùng nổ của mạng máy
tính và Internet là những yếu tố quyết định để máy tính trở thành một phần
không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
- Một
số thành tựu chính giúp tin học và máy tính trở thành không thể thiếu trong xã
hội hiện đại: hệ điều hành, mạng và Internet, các
ngôn ngữ lập trình bậc cao, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, …
*. Câu hỏi và bài tập củng cố
*1. Một số lợi ích của tin học đối với việc học tập
- Các khi học tập rất phong phú có thể lấy từ Internet
- Học ngoại ngữ.
- Học trực tuyến
*2. Một số ứng dụng trực tuyến:
- Học trực tuyến.
- Mua sắm trực tuyến
- Thanh toán trực tuyến trên điện thoại (mobile banking)
- Các thủ tục hành chính trực tuyến (đăng kí giấy khai sinh, bằng lái xe, đóng thuế...). Hiện nay trên cổng dịch vụ công quốc gia, có hàng nghìn thủ tục trực tuyến đang được triển khai.
1. Em hãy chọn phương án SAI?
A. Thiết bị thông minh là thiết bị số
B. Thiết bị số là thiết bị thông minh
C. Thiết bị thông minh có thể làm việc một cách tự chủ
D. Thiết bị thông minh có thể tương tác với người sử dụng hay các thiết bị thông minh khác
2. Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh?
3. Em hãy kể tên các thiết bị thông minh trong trường học
4. Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao và hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã tăng hiệu quả làm phần mềm như thế nào?
5. Trong tiến trình phát triển của thiết bị thông minh, điện thoại thông minh xứng đán là một đại diện quan trọng. Em hãy nêu vài trò của điện thoại thông minh trong cuộc sống
6.
Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6: Hướng nghiệp với Tin học
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm