Lý thuyết và giải bài tập Tin học 10 Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

1. Phát triển phần mềm là gì?

Công đoạn cần thực hiện để sản xuất một phần mềm gồm có:

- Điều tra khảo sát: Tiếp xúc với khách hàng tìm hiểu về yêu cầu nghiệp vụ, xây dựng yêu cầu của hệ thống.

- Phân tích hệ thống: Dựa trên các tài liệu khảo sát, điều tra tạo ra tài liệu mô tả đầy đủ yêu cầu của phần mềm.

- Thiết kế hệ thống: Dựa vào tài liệu phân tích, đưa ra thiết kế tổng thể, thiết kế dữ liệu và thiết kế chức năng và cả giao diện chi tiết.

- Lập trình: Dựa vào tài liệu thiết kế, các lập trình viên sẽ tiến hành tạo cơ sở dữ liệu nếu cần và viết các đoạn mã thực hiện các chức năng.

- Kiểm thử: Phát hiện loại bỏ bất hợp lí và các lỗi, kiểm tra kết quả thực hiện các chức năng, …

- Chuyển giao: Cài đặt, khởi tạo dữ liệu, hướng dẫn sử dụng và chuyển giao, …

- Bảo trì: Không có nhiều phần mềm khi mới làm ra tránh khỏi những sai sót hay đáp ứng đủ mọi yêu cầu từ phía người sử dụng. Bảo trì rất quan trọng nhằm khắc phục triệt để các lỗi, nâng cấp cả tính năng và giao diện của phần mềm




Hoạt động bao trùm lên toàn bộ công việc cơ bản trên là quản trị dự án phần mềm, bao gồm lập kế hoạch, điều phối nhân sự, tài chính, phương tiện, kiểm soát chất lượng, để đảm bảo thành công của dự án.


2 . Kiến thức, kĩ năng của người phát triển phần mềm

- Lập trình viên; kĩ sư phần mềm, người quản trị dự án là những người đảm nhận công việc quan trọng nhất trong phát triển phần mềm.

- Có những kiến thức nhất định về toán học, cấu trúc dữ liệu và giải thuật nói riêng và về khoa học máy tính nói chung ở các mức độ khác nhau cùng khả năng vận dụng thuần thục các kiến thức ấy vào thực tế là những yêu cầu cần có đối với lập trình viên và kĩ sư phần mềm – người đảm nhận những vị trí quan trọng trong tổ chức phát triển phần mềm.

- Quản trị dự án là công việc xuyên suốt quá trình sản xuất phần mềm, có vai trò cốt yếu cho sự thành công của dự án phần mềm. Việc có tầm nhìn, hiểu biết về quy trình làm phần mềm, hiểu biết xu hướng công nghệ, có khả năng tổ chức, lập kế hoạch, điều phối nguồn lực, tổ chức giám sát, … là những yêu cầu không thể thiếu đối với người quản trị dự án phát triển phần mềm.

3. Công việc phát triển phần mềm

- Có thể học phát triển phần mềm tại nhiều nơi khác nhau như các trung tâm, trường nghệ, các công ty, các nhà trường, …

- Các cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm rất đa dạng. Nhu cầu nhân lực phát triển phần mềm không ngừng tăng cao cùng với sự phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ.

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6: Hướng nghiệp với Tin học
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url