Lý thuyết Tin 10 Kết nối tri thức Bài 24: Xâu kí tự

1. XÂU LÀ MỘT DÃY KÍ TỰ 

- Xâu kí tự trong Python là dãy các kí tự Unicode. Xâu có thể được coi là danh sách các kí tự nhưng không thay đổi từng kí tự của xâu. 
- Truy cập từng kí tự của xâu qua chỉ số đặt 
trong ngoặc vuông [] , chỉ số từ 0 đến độ dài 

len() - 1




Python không có kiểu dữ liệu kí tự. Kí tự chính là xâu có độ dài 1. Xâu rỗng được định nghĩa như sau: empty = " "

?Bài tập Củng cố

1. Các xâu kí tự sau có hợp lệ không?
a) "123&*()+-ABC"
b)"1010110&0101001"
c) "Tây Nguyên"

d) 11111111 = 256
2. Mỗi xâu hợp lệ ở Câu 1 có độ dài bằng bao nhiêu?


ĐÁP ÁN: Hiện
1. Các xâu kí tự hợp lệ là a), b), c).
2. a) 12; b) 15; c) 10.

2. LỆNH DUYỆT KÍ TỰ CỦA XÂU

- Hoạt động 2: Các cách duyệt từng kí tự của xâu:
+ Cách 1: biến i lần lượt chạy theo chỉ số của xâu kí tự, từ 0 đến len(s) - 1.



+ Cách 2: duyệt theo từng kí tự của xâu s. Biến ch sẽ được gán lần lượt các kí tự của xâu s từ đầu đến cuối


Chú ý: Từ khoá in dùng để kiểm tra một giá trị có trong xâu hay không.

Bài tập và câu hỏi củng cố


 
ĐÁP ÁN: Hiện
1. skq sẽ bao gồm các chữ số lẻ trong xâu s. Kết quả thu được là "173". 2. a) Đúng b) Đúng c) Đúng d) Sai.

THỰC HÀNH

Các lệnh cơ bản làm việc với xâu kí tự

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình nhập số tự nhiên n là số học sinh, sau đó nhập họ và tên học sinh. Lưu họ và tên học sinh vào một danh sách. In danh sách ra màn hình, mỗi họ tên trên một dòng.
Hướng dẫn. Chương trình có thể như sau:

Nhiệm vụ 2. Nhập một xâu kí tự S từ bàn phím rồi kiểm tra xem xâu S có chứa xâu con “10” không.
Hướng dẫn. Cách 1. Nếu xâu S chứa xâu con “10” thì sẽ có chỉ số k mà S[k] = “1” và S[k+1] = “0”. Cách 2. Dùng toán tử in để kiểm tra xâu “10” có là xâu con của S.
 Cách 1: Duyệt kí tự của xâu theo chỉ số.

Cách 2: Sử dụng toán tử in.


LUYỆN TẬP

1. Cho xâu S, viết đoạn lệnh trích ra xâu con của S bao gồm ba kí tự đầu tiên của S.

ĐÁP ÁN: Hiện
S1 = S[0] + S[1] + S[2]

2. viết chương trình kiểm tra xâu S có chứa chữ số không. Thông báo "S" có chứa chữ số " hoặc "S không chứa chữ số nào.

Xem code bên dưới

ĐÁP ÁN: Hiện
S=input("Nhập một xâu bất kì: ")
print("Xâu bạn vừa nhập là")
for i in S:
    print(i,end="")
kq=False
for i in S:
    if i>="0" and i<="9": #hoặc i in "0123456789"
        kq=True
        break
print()
if kq:
    print("Xâu bạn nhập có chữ số gồm")
    for i in S:
        if i>="0" and i<="9":
            print(i,end="")
else:
    print("Xâu bạn nhập không có chữ số")

3. Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím xâu s ghi ngày tháng dạng dd/mm/yyyy, trong đó dd là hai kí tự chỉ ngày, mm là hai kí tự chỉ tháng, yyyy là bốn kí tự chỉ năm. Sau đó đưa ra màn hình ngày, tháng, năm dưới dạng xâu “Ngày dd tháng mm năm yyyy”.
Ví dụ: input: Nhập ngày tháng năm: 23/01/2009
output: Ngày 23 tháng 01 năm 2009

ĐÁP ÁN: Hiện
s = input("Nhập ngày tháng năm: ")
s1 = s[0:2]
s2 = s[3:5]
s3 = s[6:10]
s4 = "Ngày "+s1+" tháng "+s2+" năm "+s3
print(s4)

4.Cho trước xâu kí tự S bất kì. Viết đoạn chương trình có chức năng sau: 
a) Đếm số các kí tự là chữ số trong S. 
b) Đếm số các kí tự là chữ cái tiếng Anh trong S.

ĐÁP ÁN: Hiện
S=input("Nhập xâu bất kì: ")
count1 = 0
count2 = 0
for ch in S:
    if "0" <= ch <= "9":
        count1 = count1 + 1
print("các kí tự là chữ số trong",S,"là: ",count1)
for ch in S:
    if "a" <= ch <= "z" or "A" <= ch <= "Z":
        count2 = count2 + 1
print("Các kí tự là chữ cái tiếng Anh là", count2)

5. Viết chương trình  nhập vào xâu S bất kì. Thông báo in và đếm xâu trong xâu S có bao nhiêu chữ số từ 0 đến 9 
Ví dụ:
Nhập xâu bất kì có chữ và số: fhfh5689D0 
Xâu bạn vừa nhập là fhfh5689D0 
Kí tự số trong xâu là 56890 
Số lượng số trong xâu: 5

ĐÁP ÁN: Hiện
s=input("Nhập xâu bất kì có chữ và số: ")
count=0
print("Xâu bạn vừa nhập là")
for ch in s:
    print(ch,end="")
print()
kq=False
for ch in s:
    if ch in "0123456789":
        kq=True
        break
if kq:
    print("Kí tự số trong xâu là")
    for ch in s:
        if ch in "0123456789":
            print(ch,end="")
            count=count+1
    print()
    print("số lượng số trong xâu: ",count)
else:
    print("Không có kí tự số trong xâu")

6. Viết chương trình nhập vào xâu s bất kì. 
Xóa hết tất cả các khoảng trắng trong xâu 
Ví dụ: 
Nhập xâu bất kì có chữ và số:    89     DH9 
89DH9

ĐÁP ÁN: Hiện
s=input("Nhập xâu bất kì có chữ và số: ")
no_space_s = ""
for ch in s:
    if ch != " ":
        no_space_s += ch
print(no_space_s)

VẬN DỤNG 

 1. Cho hai xâu s1, s2. Viết đoạn chương trình chèn xâu s1 vào giữa s2, tại vị trí len(s2)//2. In kết quả ra màn hình.

ĐÁP ÁN: Hiện
s1 = input("Nhập kí tự xâu s1 bất kì: ")
s2 = input("Nhập kí tự xâu s2 bất kì: ")
d=len(s2)//2
s=""
for i in range(d):
    s=s+s2[i]
s=s+s1
for i in range(d,len(s2)):
    s=s+s2[i]
print(s)

2. Viết chương trình nhập số học sinh và họ tên học sinh. Sau đó đếm xem trong danh sách có bao nhiêu bạn tên là “Hương”.

ĐÁP ÁN: Hiện
n=int(input("Nhập số tự nhiên: "))
A=[]
for k in range(n):
    s=input("Nhập tên học sinh thứ" + str(k+1) +": ")
    A.append(s)
ten=input("Tên học sinh cần tìm: ")
count=0
for s in A:
    if ten in s:
        count=count+1
if count==0:
    print("Lớp không có bạn tên: ",ten)
else:
    print("Lớp có",count,"bạn tên ",ten) 
CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6: Hướng nghiệp với Tin học
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url