Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

1. Các lệnh vào ra đơn giản

-   Hoạt động 1: Chức năng của lệnh input()

+ Lệnh input() cho phép nhập dữ liệu từ thiết bị vào chuẩn (nhập dữ liệu từ bàn phím).

+ Kết quả cho ra là một xâu kí tự.

-   Cú pháp của lệnh input():

<biến> = input (<Dòng thông báo>)

Ví dụ 1.


Ví dụ 2.

Ví dụ 3.


KẾT QUẢ:


Kết luận:

- Ví dụ 3. Chương trình bị lỗi vì kết quả của lệnh input() khi người dùng nhập từ bàn phím sẽ cho ra một xâu kí tự nên máy tính không thể thực hiện tính điểm cả năm môn Toán. Nên phải thực hiện chuyển đổi kiểu dữ liệu khi người dùng nhập từ bàn phím sang số nguyên hoặc số thực. Tìm hiểu mục 2.

- Các lệnh vào ra đơn giản của Python chính là các lệnh input() và print().

2. Chuyển đổi kiểu dữ liệu cơ bản của Python

Chúng ta đã biết một số kiểu dữ liệu cơ bản như số nguyên, số thực và xâu kí tự. Trong Python có cách nào để nhận biết được kiểu dữ liệu của biến không?

Hoạt động 2: Sử dụng lệnh type() để biết được kiểu dữ liệu của biến. 

Quan sát các lệnh sau để biết kiểu dữ liệu của mỗi biến.

- Kiểu dữ liệu lôgic cũng là kiểu dữ liệu cơ bản và dữ liệu kiểu này chỉ có hai giá trị là True (đúng) và False (sai).
 - Ví dụ dữ liệu kiểu lôgic là kết quả phép so sánh:

* Kết luận:

-     Một số kiểu dữ liệu cơ bản của Python bao gồm: int (số nguyên), float (số thực), str (xâu kí tự), bool (lôgic).

-   Lệnh type() dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong Python.


Câu hỏi và bài tập củng cố:

? Xác định kiểu và giá trị của các biểu thức sau:

a) ''15 + 20 +7''

b) 32>5

c) 13!=8+5

d) 1==2

Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện

a) Kiểu str (xâu kí tự)

Giá trị của biểu thức là: '15 + 20 + 7'

b) Kiểu bool (logic)

Giá trị của biểu thức là: False.

c) Kiểu bool(logic)

Giá trị của biểu thức là: False.

d) Kiểu bool (logic)

Giá trị của biểu thức là: False.

Hoạt động 3: Chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu

+ Có chuyển đổi dữ liệu kiểu này sang kiểu khác được không?

+ Giả sử có biến s với giá trị "123". Nếu muốn biến s có giá trị là số nguyên 123 chứ không phải là xâu "123" thì em phải làm gì?

- Lệnh int() có chức năng chuyển đổi số thực hoặc xâu chứa số nguyên thành số nguyên. Quan sát các lệnh sau:

- Lệnh float() dùng để chuyển đổi số nguyên và xâu kí tự thành số thực.

- Lệnh str() dùng để chuyển đổi các kiểu dữ liệu khác thành xâu kí tự.

Chú ý: Các lệnh int(), float() chỉ có thể chuyển đổi các xâu ghi giá trị số trực tiếp, không chuyển đổi xâu có công thức, ví dụ:

* Kết luận:

-   Các lệnh int(), float(), str() có chức năng chuyển đổi dữ liệu từ các kiểu khác tương ứng về kiểu số nguyên, số thực và xâu kí tự.

-    Các lệnh int(), float() không thực hiện xâu là biểu thức toán.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

1.   Mỗi lệnh sau sẽ trả lại các giá trị nào?

      a) str(150);

    b) int("1110")

    c) float("15.0")

2.   Lệnh nào sau đây sẽ báo lỗi?

    A. int("12.0")                 

    B. float(13 + 1)

    C. str(17.001)

Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện

1. a) Trả về "150".

b) Trả về số 110.

c) Trả về số 15.0.

2. Phương án A bị lỗi.

Dữ liệu nhập từ bàn phím bằng lệnh input() luôn là xâu kí tự nên muốn nhập dữ liệu đầu vào là số nguyên hay số thực thì phải làm thế nào? 

? Dùng lệnh x = input("Nhập số x:") để nhập số cho biến x là đúng hay sai? Vì sao?


Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện
Đáp án: Sai. Vì kết quả của lệnh input() luôn là xâu kí tự. Ta cần chuyển đổi từ xâu sang số.

Hoạt động 4. Nhập dữ liệu kiểu số nguyên hoặc kiểu số thực từ bàn phím

- Cú pháp nhập số nguyên:
 Ví dụ:

<biến> = int(input())

 - Cú pháp nhập số thực:

<biến> = float(input())

 Ví dụ:

BÀI TẬP MINH HỌA

Nhiệm vụ . Viết chương trình nhập từ bàn phím trung bình môn Toán HKI và HKII. Sau đó, in ra điểm trung bình cả năm của môn Toán. Biết HKI hệ số 1, HKII hệ số 2

Kết quả:

Lưu ý.  Nếu Chúng ta nhập từ bàn phím

>>>ToanHKI=int(input("Nhập điểm TBM Toán HKI: "))

        Nhập điểm TBM Toán HKI: 8.5

* Khi đó sẽ câu lệnh trên sẽ bị lỗi do biến ToanHKI đạng nhận kiểu int (số nguyên). Vì kiểu số nguyên KHÔNG lưu được kiểu dữ liệu số thực. NGƯỢC LẠI, Kiểu số thực sẽ lưu được kiểu số nguyên, vì khi khai báo ToanHKI là float (số thực) nó sẽ tự động chuyển kiểu nguyên về kiểu thực như trường hợp: ToanHKI=float(input("Nhập điểm TBM Toán HKII: ")) ở trường hợp trên.


THỰC HÀNH

Nhập dữ liệu từ bàn phím bằng lệnh input().

Nhiệm vụ 1. Viết chương trình cần nhập lần lượt ba số tự nhiên m, n, p, sau đó in ra tổng của ba số này.
Hướng dẫn. Cần thực hiện ba lệnh nhập lần lượt các số m, n, p. Chú ý cách nhập số nguyên cần dùng lệnh int( ) để chuyển đổi dữ liệu nhập từ bàn phím.
Chương trình có thể viết như sau:

Nhiệm vụ 2. Viết chương trình nhập họ tên, sau đó nhập tuổi học sinh. Chương trình đưa ra thông báo, ví dụ: Bạn Nguyễn Hoà Bình 15 tuổi.
Hướng dẫn. Cần thực hiện hai lệnh nhập dữ liệu, một lệnh nhập tên học sinh, lệnh thứ hai nhập tuổi, sau đó thông báo ra màn hình. Chú ý khi nhập tuổi cần chuyển đổi dữ liệu.

LUYỆN TẬP

1. Những lệnh nào trong những lệnh sau sẽ lỗi

a) int("12+45")

b) float(123.56)

c) float("123,5.5")


Gợi ý giải bài tập SGK Tin học 10 trang 100 KNTT

ĐÁP ÁN: Hiện
Các phương án A và C bị lỗi.

2. Vì sao khi nhập một số thực cần viết lệnh float(input())

Gợi ý giải bài tập SGK Tin học 10 trang 100 KNTT

ĐÁP ÁN: Hiện
Khi nhập một số thực cần viết lệnh float(input()) vì lệnh input() sẽ trả lại xâu nên cần dùng lệnh float() để chuyển số nhập vào về dạng số thực.

BÀI TẬP LÀM THÊM

Bài 1: Em hãy cho biết kết quả thực hiện các lệnh sau:

a)   print("m" + "m" + "m")

b)   print("m" + 3*"k")

Bài 2: Những lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?

a) int("5*2")             b) float(123)               c) str(5)             d) float("123 + 5. 5")

Bài 3: Em hãy cho biết giá trị mà các câu lệnh sau trả lại:

a) int(5 + 3)               b) str(5 + 3)              c) float(4 + 5)        d) int(4.3 + 2)

Bài 4: Khi thực hiện câu lệnh x = input ("Nhập giá trị x: ") bạn Lan gõ vào số 5. câu lệnh tiếp theo print(2*x) sẽ cho ra kết quả như thế nào?

Bài 5: Em hãy viết chương trình tính diện tích hình thang với độ dài đáy trên, đáy dưới và chiều cao được nhập từ bàn phím.


Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện

Bài 1: a) mmm b) mkkk

Bài 2: a và d.

Lí do: các câu lệnh int(), float() không chuyển đổi xâu dạng biểu thức sang kiểu số.

Bài 3: a) 8 b) '8' c) 9.0 d) 6.

Bài 4: Kết quả cho ra là '55'.

Giải thích: Số 5 bạn Lan gõ vào được hiểu là kí tự '5', câu lệnh print(2*x) sẽ in ra trên màn hình xâu kí tự có giá trị là '55' = 2*'5'.

Bài 5: Chương trình có thể viết như sau:

VẬN DỤNG

1. Viết chương trình nhập vào giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo in ra màn hình thời gian ss giây này sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây


Gợi ý giải bài tập  vận dụng SGK Tin học 10 trang 100 KNTT

ĐÁP ÁN: Hiện

2. Viết chương trình nhập vào ba số thực dương a,b,c và tính chu vi, diện tích của một tam giác có độ dài 3 cạnh a, b, c (a,b,c >0 thảo mãn bất đẳng thức tam giác).

Gợi ý giải bài tập SGK Tin học 10 KNTT

ĐÁP ÁN: Hiện

3. Viết chương trình tính vận tốc của vật khi rơi tự do từ độ cao h (m)? Biết vận tốc v được tính theo công thức 

=2 và g = 9.8 m/s2 , với độ chính xác 2 chữ số thập phân.

Cách 1. Khai báo thư viện import math

Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện
import math
h = float(input("Mời nhập độ cao của vật: "))
g = 9.8;
v = math.sqrt(2*g*h)
print("Vận tốc của vật rơi là: ",v)
# Muốn làm tròn vận tốc 1 chữ thập phân thì dùng sửa lệnh print
#print("Vận tốc của vật rơi là: ",round(v,1))

Cách 2. Khai báo thư viện from math import sqrt

Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện
from math import sqrt
h = float(input("Mời nhập độ cao của vật: "))
g = 9.8;
v = sqrt(2*g*h)
print("Vận tốc của vật rơi là: ",round(v,1))

4. Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, h từ bàn phím lần lượt là độ dài đáy lớn, đáy bé và chiều cao của một hình thang. Tính diện tích hình thang và in kết quả ra màn hình.

Gợi ý trả lời sgk tin 10 kntt kntt

ĐÁP ÁN: Hiện
a = float(input("Mời nhập đáy lớn: "))
b = float(input("Mời nhập đáy bé: "))
h = float(input("Mời nhập chiều cao: "))
s = (a + b)*h/2
print("Diện tích của hình thang là",s)
CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6: Hướng nghiệp với Tin học
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url