Tin học 10 Kết nối tri thức Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại

 Tin học lớp 10 Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại

A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại

1. Mạng LAN và Internet

- Theo phạm vi địa lí, các mạng máy tính có thể chia thành hai loại là mạng cục bộ LAN và mạng diện rộng WAN.

+ Mạng LAN có phạm vi địa lí nhỏ như gia đình, trường học hay công ty. Mạng diện rộng được hình thành bằng cách liên kết các LAN hay các máy tính đơn lẻ.

+ Internet là mạng diện rộng có quy mô toàn cầu. Các cơ quan, … có thể lắp đặt mạng cục bộ, sau đó đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ Internet để có thể truy cập Internet.

- Trong mạng máy tính, các thiết bị Switch hay HUB chỉ chuyển tiếp dữ liệu trong một bộ mạng LAN. Nguyên lí hoạt động của Router là khi phát hiện thấy dữ liệu gửi cho thiết bị không có trong LAN thì nó sẽ gửi qua cổng Internet. Người ta dùng Router để kết nối các Lan với nhau.

Hình 1: Mô hình Internet

Bảng 1: So sánh mạng cục bộ với Internet

 

Mạng cục bộ

Internet

Phạm vi, quy mô

Cơ quan, gia đình

Toàn cầu

Cách kết nối

Trực tiếp trong mạng qua thiết bị kết nối như Hub, Switch, Wifi

Kết nối qua Router thông qua các nhà cung cấp dịch vụ kết nối

Sở hữu

Có chủ sở hữu

Không có chủ sở hữu

2. Vai trò của Internet

- Internet là một kho tri thức khổng lồ thường xuyên được cập nhật, có thể truy cập bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào.

- Internet đã giúp con người có thể kết nối và giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và tiện lợi.

- Internet đã có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi cách thức làm việc, học tập và giao tiếp với nhau.

3. Điện toán đám mây

a) Khái niệm về điện toán đám mây

- Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên Công nghệ thông tin theo nhu cầu qua Internet với các chính sách thanh toán theo mức sử dụng. SaaS, PaaS, laaS là các loại hình dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây.

- Ví dụ: Google Docs, Dropbox, …

b) Các loại dịch vụ đám mây cơ bản

- Chủ yếu liên quan đến việc cho thuê các tài nguyên phần mềm và phần cứng.

Thuê tài nguyên phần mềm: Chia phần mềm thành hai nhóm:

• Nhóm các phần mềm ứng dụng dùng trong các hoạt động nghiệp vụ thông thường.

Việc cho thuê phần mềm ứng dụng được viết tắt là SaaS.

Ví dụ: Phần mềm soạn thảo Google Docs, Zoom, … là phần mềm ứng dụng.

• Nhóm các phần mềm nền tảng là công cụ làm ra các sản phẩm khác trong đó có phần mềm ứng dụng.

Việc cho thuê nền tảng được viết tắt là PaaS.

Ví dụ: Các công ty chuyên làm website thuê phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lí tin tức.

+ Thuê tài nguyên phần cứng: Phần cứng như máy chủ, thiết bị lưu trữ, …. – những cấu thành quan trọng của hạ tầng công nghệ thông tin cũng có thể cho thuê qua mạng.

Việc cho thuê nền tảng được viết tắt là IaaS.

Ví dụ như lưu trữ thông tin trên Internet thông qua Dropbox hay Google Drive.

 SaaS, PaaS và IaaS là các loại dịch vụ chủ yếu của điện toán đám mây.

c) Lợi ích của dịch vụ đám mây

Sử dụng dịch vụ đám mây linh hoạt hơn, tin cậy hơn, chi phí nói chung rẻ hơn so với tự mua sắm phần cứng và phần mềm.

4. Kết nối vạn vật

- Ý tưởng liên kết thiết bị thông minh là nguồn gốc của kết nối vạn vật. IoT được định nghĩa là việc liên kết các thiết bị thông minh để tự động thu thập, trao đổi và xử lí dữ liệu phục vụ cho các mục đích khác nhau.

- Một số lợi ích của IoT:

+ Có thể thu thập dữ liệu trên diện rộng nhờ mạng máy tính.

+ Có thể hoạt động liên tục, tự động, cung cấp dữ liệu tức thời.

+ Tiết kiệm chi phí do giảm bớt lao động thu thập và xử lí thông tin mang tính thủ công.

- Ví dụ 1. Thu phí không dừng trên các đường cao tốc


Hình 2: Thẻ RFID gắn trên kính ô tô giúp tự động thu phí

Ví dụ 2. Nhà thông minh


Hình 3: Nhà thông minh

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 8: Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại Xem tại đây

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức
Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu
Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet
Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại
Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python
Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán
Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if
Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for
Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while
Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python
Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm
Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến
Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản
Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python
Chủ đề 6: Hướng nghiệp với Tin học
Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính
Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url