Lý thuyết và trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin - Cánh diều
A. PHẦN LÝ THUYẾT
Bài
1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin
1. Thông tin và thu nhận thông tin
- Thông tin là những gì đem lại cho con người
hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.
Ví dụ: Em nhìn thấy hoa phượng nở, tiếng ve
kêu=> hè sắp đến.
- Con người thu nhận trực tiếp thông tin về thế
giới xung quanh nhờ năm giác quan Ví dụ: Em cảm nhận được vị ngọt,
béo trong bánh mẹ làm.
- Thu nhận thông tin gián tiếp qua vật mang
tin.
Ví dụ: Em biết thông tin của Cô diễn viên
em yêu thích trên trang báo mạng.
- Vật mang tin: vật, phương tiện mang lại cho
con người thông tin dưới dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
Ví dụ: Sách, báo, đài, Tivi, bức ảnh, thẻ
nhớ…
2. Xử lí thông tin
- Xử lí thông tin là từ thông tin vừa thu nhận
được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.
Ví dụ: Tiếng chuông đồng hồ báo thức reo
=> Báo hiệu đã đến giờ dậy, em cần phải ra khỏi giường, ăn sáng và chuẩn bị
đi học.
- Bộ não con người thực hiện thu nhận thông tin,
xử lí thông tin và ra quyết định sẽ làm gì tiếp theo.
Ví dụ: Em đi đến gần đường tàu, chú bảo vệ
bắt đầu “chắn đường và còi kêu rất to”=> Em cần dừng lại.
Hình 1: minh hoạ sự thu nhận thông tin để xử lý thông tin của con người.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Với mỗi thông tin sau đây:
1. Phòng học lớp em vừa thay bảng mới.
2. Bạn Dũng được tuyên dương trước lớp vì làm việc rất tốt.
3. Ngày mai sẽ có mưa ở khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam.
4. Vụ lúa mùa này nông dân Nam Bộ thắng lớn.
Em hãy cho biết, thông tin đó có thể nhận được từ quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng là:
A. 1-2.
B. 1-2-3.
C. Tất cả đáp án 1-2-3-4 đều đúng.
D. Tất cả đều sai.
ĐÁP ÁN
Câu 2: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể mưa”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra)?
A. Ăn sáng trước khi đến trường.
B. Hẹn bạn Trang cùng đi học.
C. Mặc đồng phục.
D. Đi học mang theo áo mưa.
ĐÁP ÁN
Câu 3: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
A. Đi học mang theo áo mưa.
B. Tiếng chim hót.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
ĐÁP ÁN
Câu 4: Cho tình huống: "Em thấy quả cam có màu vàng, biết nó sắp chín", em hãy chọn những câu đúng trong các câu sau:
A. Quả cam có màu vàng là kết quả xử lí thông tin.
B. Quả cam có màu vàng là thông tin ra, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.
C. Quả cam có màu vàng là thông tin vào, quả cam sắp chín là kết quả xử lí thông tin.
D. Quả cam sắp chín là thông tin vào.
ĐÁP ÁN
Câu 5: Buổi tối nghe bố nhắc: "Ngày mai là mồng 2 tháng 9 đấy!", em chuẩn bị sẵn cờ Tổ quốc để mang treo trước cửa nhà sáng sớm hôm sau. Em hãy cho biết thông tin nhận được (đầu vào) là gì?
A. Ngày mai là mồng 2 tháng 9.
B. Ngày mai là Quốc khánh.
C. Treo cờ Tổ quốc chào mừng ngày Quốc khánh”.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
ĐÁP ÁN
Câu 6: Giải câu đố có thể coi là bài toán xử lí thông tin, cần nhiều hiểu biết từ trước. Khi giải câu đố: "Con gì tám cẳng hai càng, chẳng đi mà lại bò ngang cả ngày?", em đã biết những thông tin gì?
A. Đã biết con có tám cẳng, hai càng.
B. Chỉ bò ngang.
C. Không thấy con nào khác như: gà, vịt, chó, trâu, bò, lợn,... có những đặc trưng như mô tả trong câu đố.
D. Tất cả đáp án trên.
ĐÁP ÁN
Câu 7: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp. Hãy cho biết thông tin em vừa nhận được là gì?
A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp.
B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo).
C. Em đang ngồi trong lớp.
D. Giờ học bắt đầu.
ĐÁP ÁN
Câu 8: Em hãy điền thêm vào chỗ chấm (...) trong câu: "Hùng... nên biết rằng quả bóng đá của lớp vừa bị rách." để câu đó trở thành ví dụ minh họa để biết được thông tin qua vật mang tin.
A. Đọc tin Dũng nhắn.
B. Nhìn quả bóng.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
ĐÁP ÁN
Câu 9: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy.
B. Thẻ nhớ.
C. Đĩa CD; DVD.
D. Xô, chậu.
ĐÁP ÁN
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
A. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.
B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người.
D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
ĐÁP ÁN