Đề cương học kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều
Câu
10:
Em hãy tìm phương án sai.
Khi dùng Internet có thể:
A. tin
tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng
B. máy tính bị nhiễm virut hoặc mã độc.
C. bị lôi kéo vào các
hoạt động không lành mạnh..
D. bị lừa đảo hoặc lợi dụng.
Câu
2:
Khi sử dụng Internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em gặp rủi ro?
A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virut.
B. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân
trên mạng xã hội và thư điện tử.
C. Không truy cập vào các liên kết lạ; không mở thư điện
tử và tệp đính kèm từ những người không quen biết.
D. Làm theo các lời khuyên và hướng dẫn sử dụng
thuốc trên mạng.
Câu
30:
Em truy cập mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo
lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Đóng video lại và tiếp tục xem thông tin khác coi
như không có chuyện gì.
B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.
C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo biết
về điều đó.
D. Mở video đó và tiếp tục xem.
Câu
40:
Trong một buổi họp mặt gia đình, một người chú là họ hàng của em đã quay lại
video trong đó có hình ảnh của em và nói sẽ đăng lên mạng cho mọi người xem. Em
không thích những hình ảnh đó bị mọi người biết. Em làm gì để ngăn cản việc đó?
A. Không làm được gì, đoạn phim là của chú và chú có
quyền sử dụng.
B. Cứ để chú ấy đưa lên mạng, nếu có việc gì sẽ yêu cầu
chú ấy xóa.
C. Tức giận và to tiếng yêu cầu chú ấy xóa ngay video
đó trong máy đi.
D. Nói với bố mẹ về sự việc, nhờ bố mẹ nói với
chú ấy là không được đưa lên mạng mà chỉ để xem lại mỗi khi gia đình cần xem lại
kỉ niệm.
Câu
50:
Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của
em để sử dụng trong một thời gian. Em sẽ làm gì?
A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
B. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được
dùng để làm việc gì không đúng.
C. Cho mượn một ngày rồi lấy lại, chắc không có vấn đề
gì.
D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài
khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.
Câu
60:
Em hãy chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau:
Ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy
là gì?
A. Dễ sắp xếp, bố trí, thay đổi, thêm bớt nội dung.
B. Sản phẩm tạo ra dễ sử dụng cho các mục đích khác nhau như: đưa vào bải trình chiếu,
gửi cho bạn bè qua thư điện tử.
C. Sản phầm tạo ra nhanh chóng, dễ dàng chia sẻ cho mọi
người ở các địa điểm khác nhau.
D. Có thể thực hiện được ở bất cứ đâu, chỉ cần
giấy và bút. Thể hiện được phong cách riêng của người tạo.
Câu
70:
Em hãy chọn các phương án sai
Sơ đồ tư duy giúp chúng ta:
A. Ghi nhớ tốt hơn.
B. Dễ nắm bắt mạch kiến thức tổng thể của bài.
C. Làm cho việc học tập bị hạn chế.
D. Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
Câu
80:
Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Các đường kẻ ở càng gần trung tâm hình ảnh thì càng
nên tô đậm màu hơn và kích thước lớn hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư
duy vì màu sắc làm người xem tập trung mắt vào vấn đề chính.
Câu 90: Các
lệnh định dạng đoạn văn bản nằm trong nhóm lệnh nào dưới đây?
A. Page Layout.
B. Design.
C. Paragraph.
D. Font.
Câu 100: Để
in đậm một từ hay cụm từ, sau khi chọn cụm từ đó, ta nhấn tổ hợp phím:
A. Ctrl+L.
B. Ctrl+I.
C. Ctrl+B.
D. Ctrl+U.
Câu 11: Trong phần mềm soạn thảo văn bản để phân cách các đoạn
chúng ta nhấn phím nào dưới đây?
A. Enter. B. Backspace.
C. Tab. D.
Shift.
Câu 102: Thao
tác nào sau đây KHÔNG thực hiện được sau khi dùng lệnh File/Print để in văn bản?
A. Nhập số trang cần in.
B. Chọn khổ giấy in.
C. Thay đổi lề của đoạn văn bản.
D. Chọn máy in để in nếu máy tính được cài đặt nhiều máy in.
Câu 130: Thao tác nào dưới đây KHÔNG phải là thao tác định dạng
văn bản?
A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ
nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
Câu 280: Thao tác nào dưới
đây là thao tác đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho đoạn văn bản.
A. Vào thẻ Home, chọn lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo
văn bản vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu
29a (2 điểm): Mô tả thuật toán tính chu vi, diện tích hình chữ nhật bằng cách liệt
kê các bước.
Câu
29b (2 điểm): Mô tả thuật toán tính chu vi, diện tích hình vuông bằng cách liệt kê
các bước.
Câu
29c (2 điểm): Mô tả thuật toán tính chu vi, diện tích hình tròn bằng cách liệt
kê các bước.
Câu
29 (2 điểm): Mô tả thuật toán tính tổng, hiệu hai số nguyên a và
Bbằng cách liệt
kê các bước.
Câu 30 Bạn Nguyễn Văn A đã soạn một đoạn văn gồm 100 từ. Nhưng bạn A muốn
thay thế những từ viết tắt là “HS”
thành “học sinh” thì bạn
A phải làm thế nào?
Bài |
Đáp
án |
Điểm |
Câu 15 |
. Chu vi diện
tích hình chữ nhật Đầu
vào: Chiều dài a, chiều rộng b Đầu
ra:
P là chu vi, S là diện tích
hình chữ nhật 1) Tính chu vi hình chữ nhật P=(a+b)*2 2) Tính diện tích hình chữ nhật S=a*b
|
|
Câu 15b |
Chu vi, diện tích hình vuông Đầu
vào: Độ dài cạnh a Đầu
ra: P là chu vi, S
là diện tích hình vuông 1)
P=a*4 2)S=a*a
|
|
Câu 15c |
Chu vi diện tích hình tròn Đầu
vào: bán kính R Đầu
ra: C là chu vi, S là diện tích hình tròn 1) Tính chu vi hình tròn C=2*3.14*R 2) Tính diện tích hình tròn S=3.14*R*R
|
|
Câu 15d |
Đề 4. Tính tổng hiệu 2 số nguyên a,b Đầu vào: Hai số nguyên a,b Đầu ra: T là tổng, H là hiệu 2 số
nguyên a,b 1) T=a+b 2) H=a-b
|
|
Câu 16 |
-
Vào Home, nhấn lệnh Replace trong dải lệnh Editing -
Hộp thoại Find and Replace xuất hiện. Tại ô Find What nhập từ “HS” -
Tại ô Replace With nhập
từ “Học sinh”
-
sau đó nhấn Replace All để thay thế toàn bộ từ
“HS” trong văn bản thành từ “học sinh” |
|