Tham khảo Ôn tập cuối HKI Tin học 10 kết nối tri thức 2023-2024



 

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 01. (TH A.1) Nếu một bức ảnh chụp dung lượng 2MB thì phương án nào sau đây nêu đúng số lượng bức ảnh có thể được lưu trong 1 thẻ nhớ 16 GB?
    A. 1024              B. 1000          C. 512            D. 8192
Câu 02. (TH A.1) Chức năng nào dưới đây phù hợp với thiết bị số thông minh?
A.   Gọi điện, nhắn tin, duyệt web, chụp ảnh, đo huyết áp
B.   Duyệt web, nhắn tin, chụp ảnh, soạn và gửi email, gọi điện
C.   Chụp ảnh, nghe nhạc, gọi điện, ghi âm, in ảnh
D.   Ghi âm, nghe nhạc, gọi điện, chụp ảnh, xem giờ, phát điện

Câu 03: (NB A.2). Internet chính thức được cung cấp cho người dân ở Việt Nam là năm nào?

A. 1995                 B. 1996                      C. 1997                      D. 1998

Câu 04: (NB A.2). WWW (World Wide Web) ra đời từ năm nào sau đây?

A. 1991     

B. 1992         

C. 1993             

D. 1994

Câu 05: (NB A.2). Facebook ra đời từ năm nào sau đây?

A. 2002                 B. 2003                      C. 2004                      D. 2005

Câu 06: (NB.A.1). Các thiết bị số có thể lưu trữ dữ liệu ở mức độ nào sau đây?

A. nhỏ.

B. trung bình.

C. rất nhỏ.

D. khổng lồ.

Câu 07: (NB.A.1). Sức chứa dữ liệu của điện toán đám mây được đánh giá ở mức độ nào sau đây?

A. Nhỏ.

B. Trung bình.

C. Không giới hạn.

D. Lớn.

Câu 08: (NB.A.1). Phát biểu nào sau đây nêu ĐÚNG định nghĩa Byte?

A. Là một ký tự.

B. Là đơn vị dữ liệu 8 bit.

C. Là đơn vị đo tốc độ của máy tính.

D. Là một dãy 8 chữ số.

Câu 09: (TH.A.1). Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?

A.  Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.

B.  Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.

C.  Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.

D.  Thông tin không có tính toàn vẹn.

Câu 10: (TH.A.1). Một quyển truyện A gồm 10 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 2 MB. Hỏi một đĩa cứng 5GB có thể chứa được bao nhiêu quyển truyện A ? (giả sử dung lượng mỗi trang là bằng nhau).

A. 25600.

B. 5120.

C. 51200.

D. 2560.

Câu 11: (NB.A.2). Thiết bị nào sau đây là thiết bị thông minh?

A. Đồng hồ lịch vạn liên.

B. Máy giặt.

C. Điện thoại di động.

D. Máy tính bỏ túi.

Câu 12: (TH.A.2).  Máy phiên dịch, nhận dạng chữ viết, hình ảnh,... là ứng dụng của Tin học trong lĩnh vực nào sau đây?

A. Trí tuệ nhân tạo.

B. Tự động hóa và điều khiển.

C. Văn phòng.

D. Giáo dục.

Câu 13: (NB.B.1). Phát biểu nào ĐÚNG về dịch vụ điện toán đám mây?

A. Bất cứ dịch vụ trực tuyến nào (dịch vụ tương tác qua Internet) đều là dịch vụ đám mây.

B. Báo điện tử đăng tin tức hàng ngày là dịch vụ đám mây.

C. Nhắn tin ngắn trên điện thoại (SMS) là sử dụng dịch vụ đám mây.

D. Web-mail (thư điện tử trên giao diện web) là dịch vụ đám mây.

Câu 14: (NB.B.1). Phát biểu nào sau đây  ĐÚNG khi nói về IoT?

A. IoT là mạng kết nối các thiết bị thông minh thông qua mạng Internet nhằm thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.

B. IoT là mạng của các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí dữ liệu tự động.

C. IoT là mạng của các thiết bị tiếp nhận tín hiệu.

D. IoT là mạng của các máy tính, nhằm trao đổi dữ liệu với nhau.

Câu 15: (NB.B.1). Thiết bị nào sau đây KHÔNG phải là thiết bị của IoT?

A. Cảm biến.

B. Bộ định tuyến.

C. Cầu nối.

D. ROM.

Câu 16: (NB.B.1).  Thuật ngữ IoT viết tắt của cụm từ nào dưới đây?

A. Internet of Things.

B. Internet of Time.

C. Internet of Technology.

D. Internet of Tomorrow.

Câu 17: (TH.B.1). Phát biểu nào sau đây nêu ĐÚNG về mạng Internet?

A. Mạng Internet có bán kính nhỏ hơn mạng LAN.

B. Mạng Internet là mạng có kết nối máy tính với khoảng cách trong toàn thành phố.

C. Mạng Internet là mạng toàn cầu, kết nối máy tính trong phạm vi toàn cầu.

D. Mạng Internet là mạng kết nối máy tính trong phạm vi một quốc gia.

Câu 18: (TH.B.2).  Trong các biện pháp ngăn ngừa phần mềm độc hại đối với máy tính dưới đây, biện pháp nào kém hiệu quả nhất?

A. Không dùng phần mềm có nguồn gốc không rõ ràng.

B. Không mở các liên kết trong email hay tin nhắn mà không biết rõ có an toàn hay không.

C. Không dùng chung ổ nhớ USB cho nhiều máy tính.

D. Khi muốn sử dụng phần mềm ghi trên thiết bị nhớ ngoài thì sao chép nó sang đĩa cứng rồi mới sử dụng.

Câu 19: (TH.B.2). Khi đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên các máy tính công cộng, việc nên làm là

A. Để chế độ ghi nhớ mật khẩu.

B. Để chế độ tự động đăng nhập.

C. Không để chế độ ghi nhớ mật khẩu và đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.

D. Không cần phải thoát tài khoản sau khi sử dụng.

Câu 20: (NB.D.1). Vấn đề tiêu cực nào sau đây có thể nảy sinh khi tham gia các hoạt động trên mạng Internet?

A. Tranh luận trên Facebook.

B. Gửi thư điện tử.

C. Tìm kiếm thông tin

D. Tra cứu từ điển

Câu 21: (NB.D.1).  Phương án nào sau đây KHÔNG phải là vấn đề nảy sinh (theo nghĩa tiêu cực) về pháp luật, đạo đức, văn hóa khi giao tiếp qua mạng Internet?

A. Ứng xử thiếu văn hóa trên các diễn đàn mạng xã hội.

B. Quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ.

C. Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm.

D. Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép.

Câu 22: (NB.D.1). Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm bản quyền?

A. Sao chép các đĩa cài đặt phần mềm.

B. Một người bạn của em mua tài khoản học một khoá tiếng Anh trực tuyến. Em mượn tài khoản để cùng học.

C. Phá khoá phần mềm chỉ để thử khả năng phá khoá chứ không dùng.

D. Em dùng nhờ một phần mềm trên máy tính của bạn.

Câu 23: (TH.D.1). Thực hiện việc đăng trên mạng hội một thông tin tính xúc phạm đến một người khác là loại hành vi nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm đạo đức.

C. Tuỳ theo mức độ, có thể vi phạm đạo đức hay pháp luật.

D. Không vi phạm gì.

Câu 24: (TH.D.1) Hành động nào sau đây KHÔNG vi phạm quyền tác giả?

A. Sử dụng hình ảnh của người khác trong sách xuất bản của mình mà chưa nhận được sự cho phép của người chủ hình ảnh.

B. Trích dẫn một đoạn văn bản từ sách của người khác và có trích dẫn chiếu tham khảo.

C. Bán băng, đĩa của người khác dưới tên của mình.

D. Bán sách của người khác không cần giấy phép.

Câu 25 (NB D.1) Hành động nào sau đây KHÔNG vi phạm quyền tác giả?

A.   Sử dụng hình ảnh của người khác trong sách xuất bản của mình mà chưa nhận được sự cho phép của người chủ hình ảnh.

B.   Trích dẫn một đoạn văn bản từ sách của người khác và có trích dẫn chiếu tham khảo.

C.   Bán băng, đĩa của người khác dưới tên của mình.

D.   Bán sách của người khác không cần giấy phép.

Câu 26 (TH B.2) Phương án nào sau đây nêu đúng các thành phần của một Mật khẩu mạnh?

A. Các chữ số                              B. Các chữ cái thường

D. Các chữ cái hoa                     D. Chữ hoa, chữ thường, chữ số, ký tự đặc biệt

Câu 27: (TH B.2) Mạng nào sau đây có bán kính lớn nhất?

A. Mạng LAN                             B. Mạng Intenet

C. Mạng WAN                            C. Mạng MAN

Câu 28: (TH B.1) Phát biểu nào sau đây nêu ĐÚNG về mạng Internet?

A.   Mạng Internet có bán kính nhỏ hơn mạng LAN

B.   Mạng Internet là mạng có kết nối máy tính với khoảng cách trong toàn thành phố

C.   Mạng Internet là mạng toàn cầu, kết nối máy tính trong phạm vi toàn cầu

D.   Mạng Internet là mạng kết nối máy tính trong phạm vi một quốc gia

Câu 29: (TH B.1) Nguồn học liệu mở trên Internet là loại tài liệu nào sau đây?

A. Trả phí                                                B. Miễn phí

C. Trả phí một phần                               D. Miễn phí một phần

Câu 20: (TH B.1) Công cụ nào sau đây thực hiện bảo vệ mạng Internet?

A. Máy tính                      B. Dây cáp mạng

C. Tường lửa                    D. Phần mềm soạn thảo

Câu 30: (NB B.1) Phương án nào sau đây nêu đúng các thành phần của Dịch vụ đám mây bao gồm?

A.   Nền tảng, phần mềm, cơ sở hạ tầng

B.   Phần mềm, phần cứng, cơ sở hạ tầng

C.   Nền tảng, phần cứng, cơ sở hạ tầng

D.   Phần cứng, nền tảng, phần mềm

Câu 31: (NB B.1) Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là ưu điểm của điện toán đám mây?

A. Giảm chi phí                          B. Dễ sử dụng, tiện lợi

C. Tận dụng tối đa tài nguyên   D. An toàn dữ liệu

Câu 32: (NB B.1) Đối tượng nào sau đây có thể kết nối vào IoT?

A. Máy tính                                             B. Thực vật

C. Môi trường                                         D. Con người

Câu 33: (NB.E.1). Thanh công cụ nào sau đây được sử dụng nhiều nhất trong Inkscape?

A. Bảng màu.

B. Thanh thiết lập chế độ kết dính.

C. Thanh điều khiển thuộc tính.

D. Hộp công cụ.

Câu 34: (NB.E.1).  Trong Inkscape, để chọn kiểu tô cho màu vẽ, cần chọn thẻ (tab) nào sau đây trong hộp thoại Fill and Stroke?

A. Fill.

B. Stroke paint.

C. Stroke style.

D. Stroke.

Câu 35: (NB.E.1).   Trong Inkscape, muốn đặt văn bản theo đường đã có, ta dùng lệnh

A. File/ Put on Path.

B. Text/ Put the Path.

C. Text/ Put in Path.

D. Text/ Put on Path.

Câu 36: (NB.E.1).  Trong Inkscape để tạo bản sao cho hình đã chọn ta chọn tổ hợp phím nào sau đây?

A. Ctrl + A

B. Ctrl + +

C. Ctrl + -

D. Ctrl + D

Câu 37: (NB.E.1).  Trong Inkscape để bỏ vùng chọn trên ảnh ta thực hiện lệnh nào sau đây?

A. Select/None.

B. Select/Invert.

C. Select/Shrink.

D. Select/Grown.

Câu 38: (TH.E.1).  Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là SAI khi làm việc với đoạn văn bản trong Inkscape?

A. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau.

B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.

C. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tuỳ chỉnh để mỗi chữ độ cao thấp khác nhau.

D. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.

Câu 39: (TH.E.1).  Em hãy quan sát hình 1 và cho biết phương án nào sau đây nêu đúng số đoạn cong, số điểm neo trơn và số, điểm neo góc?


A. 2 đoạn cong, 2 điểm neo góc, 1 điểm neo trơn.

B. 2 đoạn cong, 2 điểm neo trơn, 1 điểm neo góc.

C. 1 đoạn cong, 2 điểm neo góc, 1 điểm neo trơn.

D. 1 đoạn cong, 2 điểm neo trơn, 1 điểm neo góc.

Câu 40: (TH.E.1).  Trong Inkscape, kĩ thuật thiết kế trên lớp bản sao KHÔNG được ứng dụng trong những tình huống nào sau đây?

A.  Tạo hình bóng đổ cho một ảnh.

B.  Chỉnh sửa ảnh trên một lớp.

C.  Tạo một dãy hình giống nhau.

D. Giữ lại lớp gốc trước khi thiết kế thử.

Câu 41: (TH.E.1).  Với hình đám mây như hình 2. Phương án nào bên dưới nêu được cách vẽ như hình?


A. Để vẽ được hình trên ta thực hiện vẽ các hình tròn trước, sau đó sử dụng phép hợp.

B. Sử dụng công cụ hình đám mây (có sẵn) trong Inkscape để vẽ.

C. Để vẽ được hình đám mây, chúng ta sử dụng phép hợp và phép cắt.

D. Để vẽ được hình trên ta thực hiện ít nhất 2 lần phép hiệu các hình tròn.

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Viết câu lệnh gán x,y với giá trị tương ứng là 2 và 3.1. Sau đó, tính giá trị biểu thức (x^2+y^3)-(x+y)^2
Câu 2. Điền lệnh còn thiếu vào chỗ (….) chương trình sau để được chương trình đúng tính Trung bình cộng 3 số nguyên a,b,c:
    a,b,c= 4,5,6
    ...............................
    print("Trung binh con 3 số a,b,c là: ",TBC)

Câu 3. Viết chương trình tính chu vi và diện tích hình tròn. Biết R=3.5, Pi=3.14

Đáp án tự luận:

Hiện đáp án: Hiện
Câu 1:
x,y=2,3.1
print((x**2+y**3)-(x+y)**2)
Hoặc
x,y=2,3.1
print("(x^2+y^3)-(x+y)^2= ",(x**2+y**3)-(x+y)**2)
Câu 2:
TBC=(a+b+c)/3
Câu 3:
R=3.5
Pi=3.14
CV=2*Pi*R
S=Pi*R**2
print("Chu vi hình tròn là: ",CV)
print("Diện tích hình tròn là: ",S)
#Tên biến phân biệt chữ hoa và chữ thường

Câu 4. Điền vào chỗ trống (1),(2)để được chương trình tính DTB kì thi tuyển sinh 10 của bạn A với số điểm như sau: Toán =8.5, Văn=8.0, tiếng anh=7.5;Biết Toán và Văn hệ số 2. Tiếng Anh hệ số 1.

.......(1)......
.......(2)......
print("Điểm trung bình tuyển sinh 10:",DTBM,"điểm")

ĐÁP ÁN: Hiện
#Bước 1. Nhập dữ liệu (Input)
Toan =8.5 
Van=8.0
anh=7.5
#Bước 2. Xử lí, tính toán...(Process)
DTBM=(Toan*2+Van*2+anh)/5
#Bước 3. Xuất kết quả (Output)
print("Điểm TB môn tuyển sinh 10 la:",DTBM,"Điểm")
Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url