Đề cương trắc nghiêm và tự luận Tin học 10 cuối HKII kết nối tri thức

đề cương ôn tập tin học 10 cuối kì 2 kết nối tri thức

 

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1.  Trong Python, cú pháp lệnh lặp với số lần chưa biết trước:

A. While <điều kiện>:
                <khối lệnh>

B. While <điều kiện>:
               <khối lệnh>;

C. While <điều kiện>
               <khối lệnh>

D. While <điều kiện>
               <khối lệnh>:

Câu 2. Cho đoạn chương trình Python sau đây:

tong= 0

while tong < 10:

tong=tong+1

print(tong)

Sau khi đoạn chương trình trên được thực hiện, giá trị của tổng bằng bao nhiêu:

A. 9

B. 10    

C. 11    

D. 12

Câu 3. Em hãy chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu danh sách (List) trong Python

A. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.

B. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong danh sách có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.

C. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu.

D. Dữ liệu kiểu danh sách là tập hợp các phần tử có chỉ số bắt đầu từ 1 và mọi phần tử có thể có  kiểu dữ liệu khác nhau.

Câu 4. Trong Python, lệnh nào để duyệt từng phần tử của danh sách?

A. for.

B. while – for.

C. for kết hợp với lệnh range().

D. while kết hợp với lệnh range().

Câu 5. Trong Python, cho đoạn chương trình sau:

b=[7,10,15,20,100]

for i in range(2,len(b)-1):

    print(b[i],end= " ")
Kết quả in ra màn hình là gì?

A. 15 20 100                       B. 15 20                               

C. 10 15 20                         D. 10 15 20 100

Câu 6. Trong Python, đoạn lệnh sau làm nhiệm vụ gì?

A=[]

for x in range(10):

     A.append(int(input()))

A. nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên

B. nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số thực

C. nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là xâu

D. nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 09 phần tử là số nguyên

Câu 7. Trong Python, cho đoạn chương trình sau:

A=[10,10,7,8,6]

for k in A:

        print(k,end=" ")

Phát biểu nào sau đây là đúng

A. k nhận giá trị lần lượt từ đầu dãy đến cuối dãy của A

B. Đếm số phần tử trong A

C. k nhận giá trị lần lượt từ cuối dãy đến đầu dãy của A

D. Tính tổng k

Câu 8. Trong Python, lệnh A.remove(x) dùng để làm gì?

A. Tạo một danh sách A với 1 phần tử là x                  B. Xóa toàn bộ dữ liệu của danh sách A

C. Xóa phần tử x của danh sách A                                 D. In dữ liệu của danh sách A ra màn hình

Câu 9. Trong Python,  danh sách E trước và sau lệnh insert() là ['Trường', 'THPT'] và ['Trường', 'THCS', 'THPT']. Lệnh đã dùng là gì?

A. E.insert(2, 'THCS')                                                      B. remove(1, 'THCS')        

C. E.insert(1, 'THCS')                                                      D. append(1, 'THCS')

Câu 10. Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

A. Xâu kí tự trong Python là xâu chỉ gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII.

B. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã ASCII và một số kí tự tiếng Việt trong bảng mã Unicode

C. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự nằm trong bảng mã Unicode.

D. Xâu kí tự trong Python là xâu bao gồm các kí tự số và chữ  trong bảng mã Unicode

Câu 11. Trong Python, lệnh nào sau đây cho giá trị là True?

A. "a2a" in "1a2a3a4a"                                                   B.  "1a2b’ in "1a2a3a4a"

C. "1a23" in "1a2a3a4a"                                                 D. "a12" in "1a2a3a4a"

Câu 12. Trong Python, cho đoạn chương trình sau:

s1 ="3986443"

s2 = ""

for ch in s1:

    if int(ch) % 2 == 0:

        s2 = s2 + ch

print(s2)

Khi đoạn chương trình trên được thực hiện, biến s2 sẽ có kết quả là:

A. 3986443.                                      B. 8644.

C. 39864.                                           D. 443.

Câu 13. Lệnh split trong Python dùng để làm gì?

A. Tách xâu                         B. Nối xâu                           C. Tìm xâu con                   D. Tạo xâu

Câu 14. Lệnh nào trong Python cho biết vị trí xâu con trong xâu mẹ?

A. find                                  B. split                                 C. join                                  D. in

Câu 15. Trong Python, khi thực hiện đoạn lệnh sau sẽ in ra kết quả gì ?

>>>s1="Gà,vịt,chó,heo"

>>>s2=s1.split(",")

>>>s3=" ".join(s2)

>>>s3

A. 'Gà,vịt,chó,heo'

B. ['Gà', 'vịt', 'chó', 'heo']

C. 'Gà Vịt Chó Heo'

D. 'Gà vịt chó heo'

Câu 16. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Lệnh print() thực hiện việc in ra màn hình.

B. Lệnh input() thực hiện yêu cầu nhập vào một biểu thức, số hay một xâu bất kì.

C. Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biểu thức trong ngoặc.

D. Lệnh str() chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi.

Câu 17. Trong Python, cho đoạn chương trình sau:

def sayHello():

            print('Hello World!')

sayHello()

Kết quả sau khi thực hiện đoạn chương trình trên là gì?

A. Hello World!

B. ‘Hello World!’

C. Hello World

D. Hello

Câu 18.  Khi khai báo hàm, thành phần nào được định nghĩa và được dùng như biến trong hàm?

A. Tham số.

B. Đối số.

C. Dữ liệu.

D. Giá trị.

Câu 19. Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số truyền vào là:

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 20. Trong Python, cho đoạn chương trình sau:

x=int(input("Nhap so x: "))

y=int(input("Nhap so y: "))

def vt(x,y):

        tg=x

        x=y

        y=tg

        return x,y

x,y=vt(x,y)

print(x, " ",y)

Nếu nhập x = 3 , y=7 thì chương trình trên in ra kết quả bằng bao nhiêu?

A. 3, " ",7

B. 7, " ",3

C. 3   7

D. 7   3

Câu 21. Hoàn thiện (…) trong phát biểu sau:

“Trong Python tất cả các biến khai báo bên trong hàm đều có tính …, không có hiệu lực ở bên … hàm”.

A. địa phương, trong.

B. cục bộ, ngoài.

C. địa phương, ngoài.

D. toàn cục, ngoài.

Câu 22. Các câu lệnh sau sẽ in ra màn hình kết quả là gì?
>>> def f (x,y):
            return x-y
>>> f(8,5)

A. 40                                    B. 213                                  C. 8-5                                   D. 3

Câu 23. Trong Python, giả sử có các lệnh sau:

>>> x, y = 3, 4

>>> def f(x, y):

x = x + y

y = y + 2

return x

Giá trị của x, y là bao nhiêu khi thực hiện lệnh f(1, 3)

A. 2, 3.

B. 4, 5.

C. 5, 4.

D. 3, 4.

Câu 24. Điền vào “…” hoàn thành phát biểu sau: “Chương trình chạy không lỗi ngoại lệ nhưng kết quả đưa ra …. Đây là lỗi … bên trong chương trình.”

A. sai, lôgic.

B. đúng, Syntax Error.

C. đúng, lôgic.

D. sai, ngoại lệ.

Câu 25. Lỗi ngoại lệ trong Python là lỗi gì?

A. Lỗi khi không thể thực hiện một câu lệnh nào đó của chương trình.

B. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình.

C. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo.

D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.

Câu 26. Kết quả của chương trình sau là:

def PhepNhan(Number):

           return Number * 10;

print(PhepNhan(5))

A. 5.

B. 10.

C. Chương trình bị lỗi.

D. 50.

Câu 27. Kết quả của chương trình sau là:

def Kieu(Number):

      return type(Number);

print(Kieu (5.0))

A. 5.

B. float.

C. Chương trình bị lỗi.

D. int.

Câu 28. Hàm sau có chức năng gì?

def sum(a, b):

print("sum = " + str(a + b))

A. Trả về tổng của hai số a và b được truyền vào.

B. Trả về hai giá trị a và b.

C. Tính tổng hai số a và b.

D. Tính tổng hai số a và b và hiển thị ra màn hình.

Câu 29. Số phát biểu đúng trong cac phát biểu sau là:

1) Chương trình chạy khi lỗi lôgic xảy ra

2) Khi có lỗi sai cấu trúc ngôn ngữ, chương trình vẫn chạy.

3) Khi có lỗi ngoại lệ, chương trình dừng và thông báo lỗi.

4) Mã lỗi ngoại lệ trả lại gọi là mã lỗi ngoại lệ.

A. 2.

B. 3. (phát biểu 1,3,4 đúng)

C. 4.

D. 1.

Câu 30. Chương trình sau thông báo lỗi gì?

n = 5

for i in range(n):

    prin(t)

A. Type Error.

B. NameError.

C. SyntaxError.

D. ValueError.

Câu 31. Chương trình sau thông báo lỗi gì?

>>>n = int(input("Nhập n: "))

>>>Nhập n: a

A. Type Error.

B. NameError.

C. SyntaxError.

D. ValueError.

Câu 32. Chương trình sau thông báo lỗi gì?

lst = [1, 2, 3, 4, 5]

for i in range(10):

      print(lst[i])

A. IndexError.

B. NameError.

C. SyntaxError.

D. ValueError.

Câu 33. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?

A. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.

B. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.

C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.

D. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...

Hướng dẫn giải thích đáp án:  Đáp án đúng là: A

Có nhiều phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình

Câu 34. Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các bộ dữ liệu test khi kiểm thử chương trình?

A. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau.

B. Các bộ test có đầu vào theo một số tiêu chí nhất định.

C. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.

D. Các bộ test có đầu vào phải theo các tiêu chí về độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.

Hướng dẫn giải thích đáp án:  Đáp án đúng là: C

Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu.

Câu 35. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

1) Cần chú ý nên có nhiều bộ test khi test các bộ dữ liệu.

2) Việc sinh ngẫu nhiên dữ liệu đầu vào trong miền xác định của chương trình làm tăng khả năng tìm lỗi.

3) Thực tế cho thấy ít khi phát sinh lỗi tại các vùng biên hoặc lân cận biên.

4) Không thể sử dụng các lệnh print() để in ra các biến trung gian.

A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Hướng dẫn giải thích đáp án:  Đáp án đúng là: A

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Chỉ số sức khỏe BMI của con người được định nghĩa theo công thức sau:

BMI=m/h2 , trong đó m là khối lượng co thể tính bằng kg, h là chiều cao tính theo mét. Viết hàm tính chỉ số BMI theo tham số m, h. Sau đó, in ra màn hình chỉ số sức khỏe BMI và thông báo “Bạn gầy” hoặc “Bạn bình thường” hoặc “Bạn bị béo phì”. Biết chỉ số sức khỏe BMI có ý nghĩa như sau:

Nếu BMI <18 thì phân loại là gầy

Nếu BMI từ 18 đến 25 thì phân loại là bình thường

Nếu BMI >25 thì phân loại là béo phì.

Câu 2. Viết hàm tính chu vi, diện tích tam giác có độ dài các cạnh là a, b, c (a,b,c>0 và thỏa mãn bất đẳng thức tam giác nghĩa là (a + b > c) và (a + c > b) và (b + c > a)) theo tham số a,b,c.

Biết chu vi p=(a+b+c)/2

Diện tích s=(p(p-a)(p-b)(p-c))^0.5

Câu 3. Viết hàm tính trung bình cộng (TBCDiem) 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh theo tham số Toan, Van, Anh. Sau đó, in ra màn hình TBCDiem và thông báo “Bạn đã trúng tuyển trong kì thi tuyển sinh” hoặc “Bạn không trúng tuyển trong kì thi tuyển sinh ”. Biết rằng điều kiện trúng tuyển thì tổng điểm >=5 và không có môn thi nào dưới 1 điểm.

Câu 4. Viết hàm tính trung bình cộng điểm (TbcTin) thi lý thuyết và điểm thi thực hành môn Tin học theo tham số LT,TH. Sau đó, thông báo điểm TbcTin và kết quả xếp loại môn thi cho thí sinh. Biết kết quả xếp loại môn thi của thí sinh được xếp theo tiêu chuẩn sau:

Nếu TbcTin >=8 thì xếp loại A

Nếu 6.5<= TbcTin<8 thì xếp loại B

Nếu 3.5<=TbcTin<6.5 thì xếp loại C

Lưu ý: Nếu có môn thi nào dưới 1 điểm và TbcTin<3.5 thì Xếp loại không đạt 

Câu 5. Đoạn chương trình sau có lỗi không? Nếu không kết quả lệnh print sẽ in ra số nào? Nếu có lỗi em hãy sửa lỗi lại thành một chương trình hoàn chỉnh và cho cho biết kết quả khi thực lệnh print sẽ in ra số nào?

>>>def f(a):

           n=a+1

             n=(3*n+1)**2

           return n

>>>f(1)

>>>print(n)

Next Post Previous Post
No Comment
Add Comment
comment url